Toàn cảnh thị trường
Chỉ số hàng hóa CRB, kết thúc tuần không thay đổi
NÔNG SẢN: giá nông sản giảm do lượng mưa giúp cải thiện điều kiện cây trồng tại Nga và tiến độ cây trồng nhanh hơn dự kiến tại Mỹ
KIM LOẠI: Giá đồng giảm do dữ liệu sản xuất yếu kém tại Trung Quốc, giá kim loại quý được hỗ trợ nhẹ nhờ tin tức kinh tế Mỹ yếu làm giảm sức mạnh đồng đô la
NĂNG LƯỢNG: giá dầu giảm do dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ và Trung Quốc, giá khí tự nhiên giảm do tồn kho cao hơn dự kiến
NLCN: giá bông giảm do điều kiện cây trồng cải thiện tại Texas, giá cà phê tăng do nguồn cung khan hiếm
Tin tức chính tuần qua
-
Thị trường chứng khoán Mỹ tuần trước giảm 0.51%. Chỉ số STOXX Europe 600 toàn châu Âu kết thúc tuần giảm 0,46% do lạm phát khu vực đồng euro nóng hơn dự kiến làm tăng sự không chắc chắn về việc nới lỏng chính sách của ECB sau tháng 6. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 1,26%, DAX của Đức giảm 1,05%. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,51%.
-
Các sự kiện chính trong tuần: Niềm tin tiêu dùng của CB Mỹ tăng lên 102 từ mức 97.5, Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Mỹ giảm xuống 1.3% từ mức 3.4%, Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ tăng lên 219K từ mức 216K, Chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc giảm xuống 49.5 từ mức 50.4, Chỉ số giá tiêu dùng CPI của EU tăng lên 2.6% từ mức 2.4%, Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân PCE lõi của Mỹ giảm xuống 0.2% từ mức 0.3%.
-
Lạm phát chung ở khu vực đồng euro tăng lần đầu tiên sau 5 tháng, với mức tăng giá tiêu dùng so với cùng kỳ năm trước tăng lên 2,6% trong tháng 5 từ mức 2,4% trong hai tháng trước đó. Lạm phát dịch vụ tăng lên 4,1% từ mức 3,7% trong tháng Tư. Trong khi đó, lạm phát lõi tăng từ 2,7% lên 2,9%. Tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 6,4% trong tháng 4 sau khi đạt mức 6,5% trong 5 tháng trước đó.
-
Chỉ số giá tiêu dùng lõi tại Tokyo đã tăng nhanh trong tháng 5 lên 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, sau mức tăng 1,6% trong tháng 4. Tuy nhiên, lạm phát vẫn ở dưới mục tiêu 2% của BoJ, làm giảm áp lực buộc ngân hàng trung ương phải sớm tăng lãi suất.
-
Chứng khoán Trung Quốc ít thay đổi sau khi chỉ số sản xuất yếu làm nổi bật những trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế. Chỉ số Shanghai Composite nhìn chung không thay đổi, trong khi blue chip CSI 300 giảm 0,6%. Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng Index giảm 2,84%.
Sự kiện lớn trong tuần
-
Cơ hội việc làm của JOLTs Mỹ vào thứ 3
-
Chỉ số PMI dịch vụ ISM của Mỹ vào thứ 4
-
Quyết định lãi suất của ECB vào thứ 5
-
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ vào thứ 5.
-
Tổng sản phẩm quốc nội GDP của EU vào thứ 6
-
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vào thứ 6
-
Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ vào thứ 6
Đô la Index
Dữ liệu cơ bản
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,3% hàng năm trong quý 1, dưới mức 1,6% trong ước tính trước đó và mức tăng 3,4% trong quý 4 năm 2023, chủ yếu do chi tiêu của người tiêu dùng điều chỉnh giảm.
-
Chi tiêu tiêu dùng chậm hơn nhiều so với dự đoán ban đầu (2% so với 2,5% trong ước tính trước)
Tăng trưởng thu nhập và chi tiêu giảm trong tháng 4, đặc biệt tăng trưởng chi tiêu đang thấp hơn tăng trưởng thu nhập:
-
Thu nhập tăng 0.3% MoM (bằng ước tính và +0.5% trước đó).
-
Chi tiêu tăng 0.2% MoM (ước tính +0.3%, trước đó 0.7%).
-
Chỉ số giá PCE lõi của Hoa Kỳ đã tăng 0,2% hàng tháng vào tháng 4, giảm so với mức tăng 0,3% trong tháng 3 và là mức tăng chậm nhất trong năm nay.
-
Trong khi đó, chỉ số toàn phần tăng 0,3%, tương đương với tháng 3 và tháng 2. Ngoài ra, lạm phát PCE hàng năm vẫn ở mức 2,7%, bằng với mức cao nhất trong 4 tháng đạt được vào tháng 3 và PCE lõi hàng năm ở mức 2,8%, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2021.
-
Chỉ số PMI sản xuất ISM tháng 5 giảm xuống còn 48.7, thấp nhất trong 3 tháng (ước tính 49.6, trước đó 49.2).
-
Đơn đặt hàng mới giảm sâu xuống 45.4 - mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6/2022
-
Sản xuất giảm xuống 50.2
-
Giá phải trả giảm xuống 57
-
Yếu tố lao động tăng lên 51.1
Khối ngành: Kim loại
Báo cáo COT kim loại trong tuần tính đến ngày 28 tháng 05:
-
Đồng: Các quỹ đầu cơ giảm 10298 hợp đồng mua và tăng 1257 hợp đồng bán đưa vị thế dương mua về mức 63787 hợp đồng
-
Bạc: Các quỹ đầu cơ tăng 1310 hợp đồng mua và giảm 516 hợp đồng bán đưa vị thế dương mua lên mức 39529 hợp đồng
Báo cáo COT kim loại trong tuần tính đến ngày 28 tháng 05:
-
Bạch kim: Các quỹ đầu cơ giảm 100 hợp đồng mua và giảm 369 hợp đồng bán đưa vị thế dương mua lên mức 20843 hợp đồng
Bạc
-
Tính đến nay, doanh số bán xu bạc ở Hoa Kỳ đã đạt tổng cộng 10,8 moz, tăng 4,15 moz so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Trong khi đó, doanh số bán của Perth Mint tại Úc đã giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 3,21 moz trong bốn tháng đầu năm 2024, do những thay đổi về luật thuế VAT của Đức đối với tiền xu thỏi nước ngoài. Nếu doanh số bán từ US Mint tiếp tục duy trì tốc độ như đầu năm, thì có thể vượt quá 32 moz trong năm nay, đây sẽ là mức cao nhất kể từ năm 2016. Nhu cầu bạc trong sản xuất pin mặt trời PV đang trên đà vượt qua mức kỷ lục của năm ngoái tại Trung Quốc, được phản ánh bởi mức phí bảo hiểm cao.
Bạch kim
-
Đồng rand đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng khi kết quả bầu cử cho thấy đảng cầm quyền ANC đạt tỷ lệ phiếu bầu thấp hơn so với dự đoán và mất thế đa số. Rủi ro chính trị gia tăng ở Nam Phi có thể làm suy yếu đồng rand và giá bạch kim hơn nữa. Lợi suất trái phiếu Nam Phi và chi phí bảo hiểm chống lại tình trạng vỡ nợ của chính phủ đã tăng vào thứ năm và thứ sáu tuần trước
Vàng
Bạc
Bạch kim
-
Tính đến ngày 3 tháng 6, dự trữ đồng ở các khu vực chính tại Trung Quốc đã tăng 5.300 tấn so với thứ Năm tuần trước lên mức448.800 tấn và tiếp tục đạt mức cao nhất hàng năm. Nhu cầu ở hạ nguồn đã phục hồi đáng kể sau khi giá đồng giảm. Nếu giá đồng giữ ổn định, tiêu thụ dự kiến sẽ tiếp tục phục hồi.
-
Một cuộc khảo sát khu vực tư nhân cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 5 đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong khoảng hai năm với sản lượng mạnh mẽ và số lượng đơn đặt hàng mới tăng ở các công ty nhỏ, điều này trái ngược với sự sụt giảm bất ngờ về chỉ số quản lý mua hàng chính thức nói chung.
-
Các biện pháp mới nhất của Trung Quốc nhằm hỗ trợ lĩnh vực bất động sản đã thúc đẩy triển vọng nhu cầu đồng.
-
Một số siêu đô thị, trong đó có Thượng Hải, đã hạ thấp tỷ lệ trả trước tối thiểu đối với người mua nhà và nới lỏng một số hạn chế.
Khối ngành: Năng lượng
Báo cáo tồn kho khí tự nhiên của EIA (Mỹ) cho biết tồn kho tăng 84 bcf trong tuần kết thúc tuần vào ngày 24/05, cao hơn so với kỳ vọng (tăng 78 bcf).
Tổng dự trữ khí đạt mức 2.795 bcf, cao hơn 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái và 26,5% so với TB 5 năm.
Có thể thấy hoạt động sản xuất đang được tăng cường trở lại sau đợt cắt giảm tự nguyện vào đầu năm nay.
Sản lượng đang ở trên mức 100 bcf/ngày và dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng tăng cho đến hết tháng 6.
Biểu đồ kỹ thuật khí tự nhiên giao ngay - Biểu D
Tồn kho dầu thô + xăng của Mỹ
- Theo dữ liệu thống kê của EIA, tồn kho dầu thô giảm 4,16 triệu thùng trong tuần trước, trong khi tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tăng lần lượt 2 triệu và 2,5 triệu thùng.
- Nhu cầu xăng ước tính (trung bình 4 tuần) lần đầu tiên tăng trên 9 triệu thùng/ngày kể từ mùa hè năm ngoái, trong khi nhu cầu cho nhiên liệu máy bay đạt mức cao nhất theo mùa kể từ năm 2019.
- Nhu cầu lọc dầu tăng 0,6 triệu thùng/ngày, trong khi tồn kho tại Cushing, trung tâm phân phối giảm mạnh nhất kể từ tháng 1.
Dầu thô
OPEC+ sau khi họp cuối tuần qua đã quyết định gia hạn cắt giảm sản lượng trên cả 3 nhóm:
-
Cắt giảm bắt buộc 2 triệu thùng/ngày cho đến hết năm 2025
-
Cắt giảm tự nguyện 1,66 triệu thùng/ngày cho đến hết năm 2025
-
Cắt giảm tự nguyện bổ sung 2,2 triệu thùng/ngày cho đến hết quý 3/2024
Tin tức dầu thô
-
Nhóm OPEC+ hôm Chủ Nhật đã đồng ý gia hạn phần lớn việc cắt giảm sản lượng dầu của họ đến năm 2025, tuy nhiên việc cắt giảm tự nguyện từ 8 thành viên sẽ dần được dỡ bỏ từ tháng 10 trở đi. Theo quan điểm của Goldman Sachs, đây được coi là tín hiệu tiêu cực khi nguồn cung dần được nới lỏng.
-
Giá dầu cũng chịu áp lực khi dữ liệu PMI sản xuất tháng 5 cho thấy hoạt động sản xuất tại Mỹ giảm tháng thứ hai liên tiếp, làm dấy lên mối lo ngại rằng lạm phát khó khăn và lãi suất cao đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, kéo theo nhu cầu tiêu thụ năng lượng suy giảm.
-
Trong khi đó, các chỉ số PMI trái chiều từ Trung Quốc cũng gây áp lực lên tâm lý thị trường, sau khi dữ liệu công bố chính thức vào tuần trước cho thấy sự thu hẹp bất ngờ trong lĩnh vực sản xuất của nước này.
-
Dấu hiệu tăng trưởng nhu cầu suy yếu đã góp phần gây áp lực lên giá dầu trong thời gian gần đây. Theo dữ liệu của GasBuddy, giá xăng trung bình ở Mỹ đã giảm 5,8 cent/gallon xuống còn 3,50 USD/gallon vào thứ Hai.
-
Tại Trung Đông, các nhà hòa giải xung đột ở Gaza đã kêu gọi Israel và Hamas hoàn tất thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin do Tổng thống Mỹ Joe Biden vạch ra, mặc dù Israel cho biết sẽ không có kết thúc chính thức cho cuộc chiến chừng nào Hamas vẫn nắm quyền. Một trợ lý của Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết Israel đã chấp nhận một thỏa thuận khung nhằm giảm bớt cuộc chiến ở Gaza, mặc dù người phụ tá cho biết thỏa thuận này còn thiếu sót và cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
Biểu đồ dầu thô giao ngay biểu D