Các quốc gia Liên minh châu Âu đã đồng ý hoãn thực hiện quy định chống phá rừng EUDR thêm một năm. Quy định này yêu cầu hàng hóa nông sản nhập khẩu không được sản xuất từ đất rừng bị phá kể từ năm 2020.
Mặc dù dự kiến có hiệu lực cuối năm nay, nhưng vì vấp phải sự phản đối từ các đối tác thương mại lớn như Brazil và Mỹ, Ủy ban châu Âu đã đề xuất trì hoãn. Quy định này nhắm đến bảy mặt hàng nông nghiệp chủ lực như dầu cọ, đậu nành, gỗ, ca cao, cà phê, cao su, và thịt bò.
>>> Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh - 5 bước đơn giản để đầu tư hàng hóa thành công
Tại cuộc họp ngày 16/10, Hội đồng châu Âu đã đồng thuận với đề xuất của Ủy ban châu Âu về việc hoãn thực thi EUDR thêm một năm. Tuy nhiên, Nghị viện châu Âu cần bỏ phiếu thông qua để quyết định này có hiệu lực. Các đảng lớn trong Nghị viện như EPP, S&D, và RE đã bày tỏ sự ủng hộ việc hoãn thực hiện.
Các quốc gia thành viên EU, đặc biệt là Đức, và các đối tác thương mại từ châu Mỹ đến châu Á, đã bày tỏ lo ngại về chi phí gia tăng và những khó khăn trong việc tuân thủ quy định mới này. Việc trì hoãn EUDR nhằm cho phép các doanh nghiệp, quốc gia thành viên và đối tác thương mại có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.Tuy nhiên, quyết định này gặp sự phản đối mạnh mẽ từ các tổ chức môi trường. Hơn 200 tổ chức đã gửi thư cảnh báo rằng việc trì hoãn sẽ làm giảm uy tín của EU trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và phá rừng. Anke Schulmeister-Oldenhove từ WWF cáo buộc rằng các chính phủ EU đã làm suy yếu những nỗ lực tuân thủ của các công ty và không lắng nghe ý kiến của hàng triệu người dân châu Âu.
>>> Hàng hóa phái sinh là gì? Tìm hiểu cách đầu tư hàng hóa sinh lời