Tin hàng hóa Việt Nam - Cập nhật tin tức thị trường hàng hóa mới nhất
Đầu tư hàng hóa phái sinh là gì ? 6 kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh hữu ích cho người mới
Tác giảKiều Văn Trường

Trong thế giới tài chính năng động, vô số kênh đầu tư mở ra cánh cửa gia tăng thu nhập, biến đồng tiền nhàn rỗi thành gã khổng lồ sinh sôi. Tuy nhiên, đâu là bến đỗ mang lại lợi nhuận vượt trội cùng mức rủi ro hợp lý? Câu trả lời chính là thị trường hàng hóa phái sinh - nơi tiềm năng sinh lời phi thường đang chờ bạn khám phá.

Với lợi nhuận dao động trung bình từ 15 - 20% mỗi năm, thậm chí cao hơn nhiều, đầu tư hàng hóa phái sinh hứa hẹn biến bạn thành những "tỷ phú tương lai". Hãy cùng chúng tôi  tìm hiểu về đầu tư hàng hóa phái sinh và những kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh cần thiết cho người mới nhé!!

Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh

Hàng hóa phái sinh là gì?

Hàng hóa phái sinh(Commodity derivative) là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận dựa vào sự chênh lệch giá và có thể hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác, công cụ này giúp cho người nông dân chủ động được giá bán sản phẩm cao hơn và định được mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai.

Nhóm hàng hóa trong đầu tư hàng hóa phái sinh

Các loại sản phẩm phái sinh trong thị trường kinh doanh đầu tư hàng hóa      

Thị trường phái sinh hàng hóa bao gồm nhiều loại sản phẩm đa dạng, được chia thành các nhóm chính dựa trên đặc điểm và tính chất của tài sản cơ sở:         

Nhóm nông sản

Giao dịch đầu tư nhóm nông sản mở ra cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư tham gia vào thị trường hàng hóa sôi động. Thay vì mua bán trực tiếp các sản phẩm nông nghiệp như lúa mì, đậu tương, ngô, gạo thô, nhà đầu tư có thể giao dịch thông qua hợp đồng tương lai hàng hóa trên thị trường.Một số nhóm nông sản phổ biến như:

  • Đậu tương

  • Dầu đậu tương

  • Đậu tương mini

  • Gạo thô

  • Khô đậu tương

  • Lúa mì

  • Ngô

  • Lúa mì KANSAS

Nhóm nông sản trong đầu tư hang hóa phái sinh

 

Nhóm năng lượng

Năng lượng đóng vai trò nhóm sản phẩm đầu tư quan trọng bậc nhất trên thị trường tài chính toàn cầu. Lý do then chốt nằm ở nhu cầu thiết yếu của con người đối với các nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, than đá, điện năng,... để duy trì hoạt động sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường giao dịch hàng hóa năng lượng bao gồm có:

Nhóm năng lượng trong đầu tư hàng hóa phái sinh

Nhóm kim loại

Thị trường đầu tư hàng hóa phái sinh kim loại thu hút nhà đầu tư bởi tiềm năng lợi nhuận cao và khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư hiệu quả. Trong số các kim loại được giao dịch phổ biến, vàng và bạc nổi bật với vị thế "kim loại quý" và giá trị vượt trội. Nhóm bao gồm: 

  • Bạc comex

  • Bạch kim

  • Đồng 

  • Nhôm Comex

  • Quặng sắt

  • Đông lME

  • Thiếc LME

  • Niken LME

  • Kẽm LME

  • .....

 

Nhóm kim loại trong đầu tư hàng hóa phái sinh

>>>Xem thêm: Đầu tư vàng là gì? Kinh nghiệm đầu tư vàng

Nhóm nguyên liệu công nghiệp

Hàng hóa phái sinh không chỉ mang đến tiềm năng lợi nhuận hấp dẫn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và dự đoán biến động giá cả hàng hóa trong tương lai. Nhóm sản phẩm này bao gồm:

 

nhóm nguyên liệu công nghiệp trong đầu tư hang hóa phái sinh>>>Xem thêm: Kinh nghiệm đầu tư cà phê

Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh cho người mới 

Lựa chọn sàn giao dịch uy tín

Thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút đông đảo nhà đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên, để gặt hái thành công trong lĩnh vực đầy tiềm năng này, việc lựa chọn nhà môi giới uy tín đóng vai trò vô cùng quan trọng. 

Dưới đây là danh sách một số các công ty giao dịch phái sinh hàng hóa uy tín tại Việt Nam mà mình muốn chia sẻ, sẵn sàng đồng hành cùng bạn chinh phục những đỉnh cao đầu tư:

Logo công ty CP giao dịch hàng hóa Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh (HCT) tự hào là thành viên kinh doanh hàng đầu thuộc Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam (MXV). Được cấp phép và bảo lãnh chính thức về Giao dịch hàng hóa, HCT mang đến cho khách hàng môi trường giao dịch an toàn, minh bạch và chuyên nghiệp.

Với vị thế dẫn đầu, HCT cung cấp đa dạng các sản phẩm giao dịch hàng hóa phái sinh trên các mặt hàng thiết yếu như: nông sản, kim loại quý, năng lượng... đáp ứng nhu cầu đầu tư đa dạng của khách hàng.

Hơn thế nữa, HCT còn sở hữu đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết và chuyên môn cao luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn khách hàng mọi lúc mọi nơi. Hệ thống giao dịch hiện đại, an toàn cùng nền tảng công nghệ tiên tiến đảm bảo mang đến cho khách hàng trải nghiệm giao dịch thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả.

Lựa chọn HCT, bạn sẽ được:

  • Tham gia thị trường giao dịch hàng hóa uy tín, minh bạch hàng đầu Việt Nam.

  • Giao dịch đa dạng các sản phẩm phái sinh trên nhiều mặt hàng thiết yếu.

  • Hỗ trợ chuyên nghiệp từ đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.

  • Trải nghiệm hệ thống giao dịch hiện đại, an toàn và hiệu quả.

Công ty CP giao dịch hàng hóa Đông Nam á

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Đông Nam Á (SACT) là Thành viên Kinh doanh số 045 thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam được cấp phép bởi Bộ Công Thương hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh hàng hóa bao gồm:

  • Môi giới đầu tư hàng hóa phái sinh

  • Mua bán các hợp đồng hàng hóa tương lai có kỳ hạn, hợp đồng hàng hóa quyền chọn.

  • Tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư hàng hóa phái sinh

  • Tự doanh

  • Bảo hiểm rủi ro giá hàng hóa, giao nhận hàng hóa vật chất thật.

Công ty Saigonfuture

Saigon Futures - Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Sài Gòn

Chính thức trở thành thành thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam từ ngày 22-10-2018, Công ty Cổ phần Saigon Future hoạt động với vai trò là tổ chức môi giới và hỗ trợ giao dịch hàng hóa phái sinh tại Việt Nam.

Công ty Hitech finance

Công ty Cổ phần Hitech Finance, là đơn vị thành viên của Sở Giao dịch Hàng hóa (MXV) – được Bộ Công Thương chính thức cấp giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa đầu tiên tại Việt Nam (Vietnam Commodity Exchange (MXV))  ngày 01/09/2010.

Hitech Finance được Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chính thức cấp phép vào ngày 16/06/2021.

Hitech finance cung cấp các dịch vụ như:

  • Tư vấn đầu tư hàng hóa phái sinh 

  • Dịch vụ ủy thác đầu tư

  • Dịch vụ môi giới kinh doanh

Công ty Gia cát lợi

Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi( GCL) được thành lập vào năm 2019 và được cấp phép hoạt động bởi Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam( MXV). Các loại hàng hóa được cấp phép giao dịch tại Gia Cát Lợi bao gồm Cafe, lúa mì, cacao, bắp, vàng, đồng, dầu thô và đậu tương. Họ cũng cung cấp dịch vụ như:

  • Môi giới phái sinh hàng hóa

  • Tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư hàng hóa

  • Tự doanh

Công ty Invest

Công ty Cổ phần Đầu tư và Môi giới hàng hóa InvestPlus (InvestPlus JSC) là thành viên của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) và được cấp phép hoạt động trên thị trường phái sinh hàng hóa Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2018 và có trụ sở tại Hà Nội, Việt Nam. Họ cung cấp các dịch vụ như:

  • Môi giới hàng hóa

  • Quản lý rủi ro

  • Nghiên cứu và Phân tích

  • Giáo dục và Đào tạo

Thường xuyên theo dõi tin tức về thị trường

Để thành công trong thị trường phái sinh biến động mạnh và đầy rủi ro, nhà đầu tư cần trang bị cho mình khả năng theo dõi và phân tích thông tin thị trường một cách hiệu quả. 

Một số nguồn thông tin quan trọng mà bạn nên thường xuyên cập nhật có thể là Tin tức vĩ mô và kinh tế thế giới, giá vàng, giá dầu, lãi suất,Báo cáo thị trường, Các nhận định từ chuyên gia,phân tích kỹ thuật và cơ bản….

Cập nhật tin tức mới nhất

 

Tâm Lý

Trên thị trường đầu tư đầy biến động, tâm lý đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định giao dịch và kết quả đầu tư của mỗi người. Hai "bẫy" tâm lý phổ biến nhất là tâm lý cá nhân và tâm lý đám đông có thể dẫn nhà đầu tư đến những sai lầm đắt giá.

Tâm lý



Bẫy tâm lý cá nhân:

  • Niềm tự tin thái quá: Khi mới bắt đầu, nhà đầu tư thường thận trọng và có tỷ lệ thắng cao. Tuy nhiên, sau một vài chiến thắng, họ dễ rơi vào trạng thái tự tin thái quá, ảo tưởng bản thân là "thiên tài" giao dịch, dẫn đến việc chấp nhận rủi ro mù quáng và gánh chịu thua lỗ liên tiếp.

  • Tham lam và sợ hãi: Cám dỗ bởi lợi nhuận, nhà đầu tư có xu hướng tham lam, mua vào khi thị trường đã tăng nóng, dẫn đến nguy cơ cao bị "bắt đỉnh". Ngược lại, khi thị trường giảm, họ lại sợ hãi bán tháo, "chốt lỗ" vội vã, bỏ lỡ cơ hội mua vào giá thấp.

Bẫy tâm lý đám đông:

  • Bản năng "đi theo số đông": Con người có xu hướng tìm kiếm sự an toàn trong đám đông. Tuy nhiên, thị trường tài chính luôn vận động theo quy luật cung cầu, không phải lúc nào "đám đông" cũng đúng. Việc "bắt chước" đám đông mua/bán theo xu hướng có thể khiến nhà đầu tư dẫn đến thua lỗ nặng nề.

  • Sợ hãi khi đi ngược đám đông: Khi nhận định thị trường tốt nhưng thấy "đám đông" đi ngược lại, nhà đầu tư dễ bị lung lay, nghi ngờ nhận định của bản thân và hủy bỏ giao dịch. Hậu quả là họ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời hoặc gánh chịu thua lỗ khi thị trường đi theo dự đoán ban đầu.

Bài học rút ra: 

Đầu tư hàng hóa phái sinh đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, kỷ luật, giữ được tâm lý ổn định. Không nên phân tích quá nhiều, theo dõi quá nhiều báo cáo trong một thời điểm vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và có thể đưa ra các quyết định sai lầm về các khoản đầu tư của bạn. 

“Lợi nhuận” thường đi liền với “Rủi ro” 

Lợi nhuận đi liền với rủi ro

Thị trường đầu tư hàng hóa luôn tiềm ẩn sức hút mãnh liệt bởi khả năng mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đi kèm với lợi nhuận hấp dẫn là những rủi ro không thể xem nhẹ. Do vậy, nhà đầu tư cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, chiến lược và tinh thần trước khi tham gia vào thị trường này.

Nhiều người mới bắt đầu thường bị thu hút bởi những lời hứa hẹn về lợi nhuận "khủng", mà không nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn. Họ chỉ nhìn thấy bề nổi hào nhoáng của thị trường mà không lường trước những khó khăn, thử thách và thậm chí là thua lỗ có thể xảy ra.

Sự thật là: Để thành công trong thị trường đầu tư hàng hóa, nhà đầu tư cần trải qua quá trình học hỏi, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm lâu dài. Không có con đường tắt nào dẫn đến thành công một cách dễ dàng.

Đối với những nhà đầu tư mới, việc đầu tư một số tiền lớn ngay từ đầu là một quyết định mạo hiểm. Thay vào đó, họ nên bắt đầu với số vốn nhỏ, dành thời gian học hỏi kiến thức, trau dồi kỹ năng phân tích thị trường và quản lý rủi ro.

Kết luận:

Đầu tư là một hành trình dài đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và không ngừng học hỏi. Để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích thị trường và quản lý rủi ro hiệu quả.

Phân tích thị trường 

Thành công trong giao dịch hàng hóa phái sinh đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Hai phương pháp này bổ sung cho nhau, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt và nâng cao tỷ lệ chiến thắng.

Phân tích thị trường

Phân tích kỹ thuật: 

Phân tích kỹ thuật là phương pháp nghiên cứu biến động giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu hướng giá tương lai. Nó sử dụng các biểu đồ, chỉ báo và mô hình để xác định các mẫu hình và tín hiệu giao dịch tiềm năng.

- Biểu đồ giá: Hiển thị biến động giá theo thời gian, giúp nhà đầu tư nhận diện xu hướng, các vùng hỗ trợ/kháng cự và các điểm đảo chiều tiềm năng.

- Chỉ báo kỹ thuật: Cung cấp thông tin về xu hướng, đà tăng/giảm, tâm lý thị trường, v.v. qua các công cụ như MACD, RSI, Bollinger Bands, v.v.

- Mô hình giá: Giúp xác định các mô hình giá thường lặp lại, dự đoán điểm vào/ra lệnh và xác định mức lợi nhuận/thua lỗ tiềm năng.

Phân tích cơ bản:

Phân tích cơ bản tập trung vào các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường tác động đến cung cầu và giá cả hàng hóa. Nó giúp nhà đầu tư đánh giá giá trị thực của hàng hóa và dự đoán xu hướng giá dài hạn.

- Yếu tố cung cầu: Phân tích sản lượng, nhu cầu tiêu dùng, tồn kho, chính sách xuất nhập khẩu, v.v. để dự đoán sự thay đổi trong cung cầu và tác động đến giá cả.

- Yếu tố kinh tế: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ, v.v. ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng và giá cả hàng hóa.

- Yếu tố chính trị: Biến động chính trị, chiến tranh thương mại, bất ổn khu vực, v.v. có thể ảnh hưởng đến sản xuất, giao thương và giá cả hàng hóa.

- Yếu tố môi trường: Thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, v.v. có thể ảnh hưởng đến sản lượng và giá cả hàng hóa.

Kết luận:

Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là hai công cụ thiết yếu cho giao dịch hàng hóa phái sinh hiệu quả. Nhà đầu tư cần kết hợp nhuần nhuyễn hai phương pháp này để đưa ra quyết định sáng suốt, quản lý rủi ro hiệu quả và nâng cao tỷ lệ thành công.

Đặt ra nguyên tắc

Nhiều nhà đầu tư thường vướng vào sai lầm tai hại khi thiếu đi nguyên tắc giao dịch rõ ràng, dẫn đến thua lỗ liên tiếp. Thực tế cho thấy, không ít trường hợp thu về lợi nhuận 20% trong vài tuần hay vài tháng nhưng lại bỏ lỡ cơ hội chốt lời. Khi giá hàng hóa giảm, họ ôm lỗ thay vì cắt lỗ, khiến tài khoản dần bị bào mòn.

Đặt ra nguyên tắc

Để thoát khỏi bẫy tâm lý trong đầu tư, việc thiết lập nguyên tắc giao dịch riêng là vô cùng quan trọng. Ví dụ, bạn có thể áp dụng nguyên tắc:

  • Chốt lời khi đạt lợi nhuận 20%: Đây là mức lợi nhuận hấp dẫn, giúp bạn bảo toàn thành quả và tái đầu tư vào cơ hội khác.

  • Cắt lỗ khi thua lỗ 10%: Việc cắt lỗ sớm giúp bạn hạn chế thiệt hại và bảo vệ vốn đầu tư.

Trên đây là kinh nghiệm chúng tôi muốn chia sẻ được đúc kết từ nhiều nhà đầu tư thành công, giúp họ đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt và hiệu quả. Với mong muốn giúp các nhà đầu tư mới có thêm kiến thức và nền tảng để có thể chinh phục cơ hội thành công. 

Thường xuyên cập nhật các tin tức của Tin hàng hóa để có thêm các kiến thức hữu ích về đầu tư. Các bạn có thể tham khảo thêm về  kiến thức đầu tư chứng khoán để biết thêm những kinh nghiệm về chứng khoán

Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn vào các bài viết tiếp theo.!





 





Bình luận
Gửi bình luận
Mới nhấtQuan tâm nhất