Theo số liệu công bố ngày 4/10 bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), chỉ số giá lương thực toàn cầu đã ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong 18 tháng qua, chủ yếu do sự tăng vọt của giá đường. Cụ thể, chỉ số này đã tăng từ 120,7 điểm vào tháng 8 lên 124,4 điểm trong tháng 9, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 7/2023 và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước.
Giá đường tăng 10,4% so với tháng 8, chủ yếu do lo ngại Ấn Độ có thể gỡ bỏ hạn chế sử dụng mía để sản xuất ethanol, làm giảm lượng đường xuất khẩu, cùng với tác động từ việc mất mùa ở Brazil.
Xem thêm : Top 4 sàn giao dịch nông sản thế giới nổi tiếng trong thị trường hàng hóa phái sinh
Trong tháng 9, chỉ số giá ngũ cốc tăng 3%, nhờ sự leo thang của giá lúa mì và ngô xuất khẩu. Giá dầu thực vật tăng 4,6%, giá các sản phẩm sữa tăng 3,8%, và giá thịt cũng tăng nhẹ 0,4%.
Ngoài ra, FAO cũng đã điều chỉnh dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 từ 2,851 tỷ tấn lên 2,853 tỷ tấn, phản ánh sự gia tăng sản lượng gạo và lúa mì, dù có sự giảm nhẹ trong sản lượng ngũ cốc thô toàn cầu.
Xem thêm : Hàng hóa phái sinh là gì? Tìm hiểu cách đầu tư hàng hóa sinh lời